Những Quy Định Trên Bàn Ăn Có Thể Bạn Chưa Biết?
20/12/2023Trong nền văn hóa của rất nhiều quốc gia, bàn ăn không chỉ là nơi để thưởng thức món ăn mà còn là nơi thể hiện phong cách cùng nhiều nền văn hóa khác nhau. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Bạn đã bao giờ tự hỏi có những nguyên tắc, quy định trên bàn ăn tại Việt Nam nào mà mình cần biết hay chưa? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Khang Phát nhé!
Tại sao bạn cần tuân thủ những quy định trên bàn ăn?
Tuân thủ những quy định trên bàn ăn không đơn giản là việc bạn muốn hay không mà đây chính là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và bản thân. Sự tuân thủ quy định trên bàn ăn là biểu hiện của tư duy lịch sự, tinh tế khi chú ý đến từng chi tiết, từ việc sắp xếp bàn ăn, cách ăn cho đến cách giao tiếp với nhau.
Ngoài việc giữ phép lịch sự trên bàn ăn, việc hiểu rõ và tuân thủ những quy định này mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn. Nó giúp chúng ta xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt đối tác, đồng nghiệp và bạn bè. Những người có thể tuân thủ quy định trên bàn ăn thường tạo ra ấn tượng tích cực, giúp không khí bữa ăn trở nên thoải mái hơn.
Không những vậy, sự tuân thủ quy định trên bàn ăn còn phản ánh lòng tôn trọng đối với người đối diện mà còn cả với nền văn hóa và truyền thống. Đây không chỉ là việc giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn là cách để duy trì những giá trị qua thời gian. Do đó, việc tuân thủ những quy tắc trên bàn ăn không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ mà còn là cách để làm giàu trải nghiệm cuộc sống.
Những quy định trên bàn ăn bạn cần phải biết
Mời cơm trước khi ăn
Mời cơm trước khi ăn là quy định trên bàn ăn đầu tiên mà bạn cần phải nhớ để thể hiện phép lịch sự, tôn trọng những người lớn tuổi đang có mặt trên bàn ăn. Tùy vào mỗi vùng miền mà quy định này sẽ diễn ra khác nhau. Đối với miền Bắc, bạn sẽ phải mời cơm từng người lớn trong nhà. Tuy nhiên, đối với các vùng miền khác, câu mời sẽ được tối giản lại như “Mời cả nhà ăn cơm” là được.
Không cắm đũa dựng đứng vào chén cơm
Khi mời cơm, ăn cơm hay trong quá trình dùng bữa, bạn cần ghi nhớ quy định trên bàn ăn không để đũa cắm thẳng dựng đứng vào chén cơm của mình. Lúc này, chén cơm của bạn sẽ trở thành chén cơm cúng người đã khuất vì giống nhang đang cắm trong lư hương. Kể cả bạn hay người nhận được chén cơm này đều sẽ không được thoải mái.
Cách bới cơm
Nhiều người nghĩ rằng việc bới cơm đầy chén là điều bình thường và mang ý tốt, nhất là khi bới cho khách. Tuy nhiên, khi bới quá đầy, bạn sẽ không thể gắp đồ ăn mà mình muốn được. Bạn chỉ cần khéo léo bới cơm sao cho đầy ⅔ chén là được. Chú ý không nên bới cơm một muỗng duy nhất vì đó là cách bới cơm cúng.
Không xới đồ ăn
Nhiều người thường có thói quen xới đồ ăn để lựa được miếng mà mình vừa ý nhất. Tuy nhiên, trên mâm cơm, điều này thật sự rất bất lịch sự. Không ai cảm thấy dễ chịu khi đồ ăn mà mình sẽ ăn bị xới lung tung, nhất là khi trên mâm cơm đang có nhiều người.
Không phát ra tiếng khi nhai đồ ăn
Khi đang nhai, cố gắng đừng để miệng của bạn phát ra bất kỳ tiếng động nào là một trong những quy định trên bàn ăn mà bạn cần nhớ. Những tiếng động trong lúc nhai sẽ gây khó chịu cho người ngồi ăn cùng bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh nói chuyện khi trong miệng vẫn đang còn thức ăn. Nếu cố gắng nói chuyện, bạn vừa có thể mắc nghẹn, vừa có thể làm bắn thức ăn ra ngoài gây ảnh hưởng đến những người đang dùng bữa cùng bạn.
Ăn một cách từ tốn
Chắc chắn bạn đã không dưới 10 lần nhận được lời nhắc nhở phải ăn chậm, nhai kỹ. Nếu quá vồ vập trong mâm cơm, đặc biệt là khi đói, bạn sẽ bị đánh giá là người tham lam. Việc ăn quá nhanh và tham lam gắp hết thức ăn càng không phải là hình ảnh đẹp mà bạn nên thể hiện cho người khác. Ăn uống một cách nhẹ nhàng, từ tốn, lịch sự mới là cách giúp bạn ghi điểm với người đối diện.
Không gõ đũa vào chén
Nhiều người tin rằng, việc gõ đũa vào chén sẽ tạo ra âm thanh có khả năng gọi hồn, gọi người chết. Đồng thời, gõ đũa vào chén là hành động mà những người ăn xin thường làm để xin bố thí đồ ăn. Việc đột nhiên gõ đũa vào bát cũng gây ra sự ồn ào bất lịch sự không nên xuất hiện trên bàn ăn.
Bàn ăn không chỉ là nơi thưởng thức đồ ăn mà còn là không gian giao tiếp, chia sẻ và kết nối con người. Hãy để nhữngquy định trên bàn ăn trở thành một phần cuộc sống để bạn có thêm những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa nhé!
Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo để cập nhập thêm những kiến thức bổ ích cùng Khang Phát nhé!
Xem thêm thông tin về chúng tôi tại:
KHANG PHÁT FOODS
Địa chỉ: 27/36/59/20 Bùi Tư Toàn, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 028 66813797 - 0909 718 538
Mail: sales@khangphatfoods.com
Website: khangphatfoods.com
Facebook: Khang Phat Foods
Shopee: Gia vị Khang Phát